Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

Mít Thái miền Tây bí đầu ra

Mít Thái trồng tại huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Mít Thái trồng tại Công ty dịch thuật Đồng Nai huyện Châu Thành, tình Hậu Giang được bao trái. Ảnh: Cửu Long

Năm công mít Thái (5.000 m2) của gia đình đến kỳ thu hoạch đợt thứ nhất với sản lượng khoảng năm tấn nhưng không bán được khiến ông Nguyễn Văn Khanh, ở xã Phú Hữu, huyện Châu Thành "đứng ngồi không yên". Thị trường Trung Quốc ngưng nhập hàng, các vựa ở địa phương ngưng hoạt động, thương lái không mua.

"Mít thu hoạch giờ chỉ bán cho các chợ và quầy sạp dọc đường với giá rất thấp; giá ngày 30/1 là 10.000 đồng mỗi kg, nay giảm còn 7.000 nhưng không ai mua", ông Khanh nói và cho biết vào thời điểm này năm ngoái, nông dân Hậu Giang bán mít với giá 50.000-70.000 đồng mỗi kg, thương lái lùng tới nhà đặt cọc, trả tiền trước.

Nhiều nông dân khác ở huyện Châu Thành đốn bỏ vườn cây ăn trái đặc sản như măng cụt, chôm chôm, bưởi Năm Roi... để trồng mít Thái cũng đang rất lo lắng vì đầu ra ách tắc.

"Trước đây, vào vụ cơ sở, tôi thu mua khoảng 10 tấn mít mỗi ngày. Nhưng trước Tết Nguyên đán 2020, đầu mối bên Trung Quốc thông báo ngưng nhập hàng, chờ đến khi dịch viêm phổi được khống chế nên mình phải ngưng mua vào", ông Trần Văn Thanh, chủ vựa mít ở Hậu Giang nói.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang Trần Chí Hùng cho biết, trước tình hình đột xuất này bà con nông dân cần hết sức bình tĩnh, cắt vụ, dưỡng cây. Chờ khi thị trường khôi phục trở lại thì tập trung cho mít ra trái để có sản phẩm bán.

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

Một vườn mít Thái vừa xuống giống ở Hậu Giang. Ảnh: Cửu Long

"Hiện diện tích mít Thái quá lớn, trên 3.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với năm 2018 (chủ yếu ở hai huyện Châu Thành và Châu Thành A), nhưng đầu ra sản phẩm chủ yếu phụ thuộc Trung Quốc", ông Hùng nói và khuyến cáo để tránh rủi ro, người dân không nên ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn trái đặc sản chuyển qua trồng mít.

Tại Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang..., nhiều nông dân trồng mít Thái cũng đang lo lắng vì khó tiêu thụ dù giá giảm mạnh.

Cửu Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét